Trong bài viết lịch sử của giấy trước đây, chúng ta đã biết con người từng phải đối mặt với cuộc “khủng hoảng nguyên liệu giấy”, khi nhu cầu sử dụng giấy tăng lên nhưng số lượng sợi bông sản xuất được lại có hạn.
Gỗ chính vị cứu tinh của giấy. Khi tìm ra gỗ, con người cũng thời tìm ra sợi cellulose, đây là một loại chất có trong gỗ và rơm rạ. Nói chung cái gì có sợi cellulose là có thể là nguyên liệu sản xuất giấy. Nhưng không phải vật liệu nào cũng có thể làm giấy tốt được, những loại gỗ dưới đây thường được dùng để làm giấy chất lượng cao.
- Vân sam
- Linh sam
- Thông
- Thông rụng lá
- Sồi
- Dương
- Cáng lò (Cây bulô)
- Bạch đàn (Cây khuynh diệp)
Ngoài gỗ hay các loại thực vật có chứa sợi cellulose thì giấy cũ cũng là một nguyên liệu chính để sản xuất giấy hiện nay.
Quy trình sản xuất giấy công nghiệp
Quy trình sản xuất giấy công nghiệp
Làm bột gỗ. Bột gỗ sẽ được được tạo ra từ 2 quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học.
Xử lý cơ học
- Bột gỗ mài trắng: được mài từ gỗ đã được bóc vỏ trong các máy mài gỗ.
- Bột gỗ mài nâu: hình thành khi các cuống cây được thấm ướt trong các nồi nấu trước khi được mài.
- Bột nhiệt cơ: được sản xuất từ phế liệu gỗ được băm nhỏ và vỏ bào của các xưởng cưa. Theo phương thức TMPhay “bột nhiệt cơ”, chúng được làm thấm ướt ở 130 °C. Sau đó nước được thêm vào và các miếng gỗ này được nghiền trong các máy nghiền.
Xử lý hóa học
Các mảnh gỗ được xử lý hóa học bằng cách nấu. Sau khi nấu 12 đến 15 tiếng các sợi sẽ được tách ra khỏi các thành phần cứng đi cùng với cellulose.
Sau khi nấu xong, bột giấy sẽ được đem đi tẩy trắng. Phương pháp tẩy trắng có 2 loại, một loại có clo và một loại chất tẩy trắng không có clo. Nhưng do chất clo gây ô nhiễm môi trường nên dù cho chất tẩy trắng không có Clo có khả năng tẩy trắng thấp hơn, nhưng vẫn được sử dụng ngày càng nhiều.